Đà Nẵng: Linh thiêng lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân công chúa
Về tăng trưởng kinh tế, trong 10 năm liên tiếp, Hải Phòng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số, bình quân đạt 12,35%/năm.Năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng 12,5% và Hải Phòng cam kết sẽ phấn đấu đạt được mục tiêu này, thậm chí có thể tăng trưởng ở mức cao hơn.Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng của Hải Phòng dự kiến 14%/năm so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của T.Ư, thành phố đang xây dựng kế hoạch phát triển với mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,6%.Đặc biệt, Hải Phòng cam kết đóng góp 11.000 tỉ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Trong đó, 6.000 tỉ đồng cho giải phóng mặt bằng và hơn 5.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng đoạn nhánh kết nối trực tiếp với cảng biển.Lãnh đạo Hải Phòng kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án thi công đồng thời từ cả 2 đầu tuyến Lào Cai và Hải Phòng để rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa dự án vào vận hành.Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Hải Phòng góp gần 11.000 tỉ đồng cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đề nghị thành phố nếu phấn đấu tăng lên 15.000 tỉ đồng thì tốt hơn nữa.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn cho biết, trước khi Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho Quảng Ninh, tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng 12,05% và phấn đấu vượt hơn 14%."Quy mô của tỉnh rất lớn, hiện nay đã gần 347.000 tỉ đồng. Nếu tăng trưởng 14% thì chúng tôi có mức tăng tuyệt đối là hơn 480.000 tỉ đồng”, ông Ấn nói và cho biết, tỉnh phấn đấu giải ngân 100% vốn, triển khai các giải pháp để tăng thu ngân sách, bổ sung nguồn lực chi đầu tư phát triển trong năm với một số các dự án mới.Đồng thời, đặt mục tiêu thu hút du lịch bảo đảm doanh thu phải đạt hơn 55.000 tỉ đồng; hoàn thiện không gian phát triển tổng thể khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục; tập trung đô thị hóa khu vực Thành Hồi để nắm bắt cơ hội phát triển mới.Trong tuần tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ trình Bộ Chính trị, Chính phủ về chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Đồn. Trước mắt, tỉnh mong muốn Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương triển khai Khu du lịch phức hợp cao cấp của Khu kinh tế Vân Đồn, tổng mức đầu tư khoảng 1 tỉ USD.Liên quan đến Nhà máy ô tô Thành Công, đây là nhà máy hứa hẹn tạo ra "cú hích" tăng trưởng lớn cho kinh tế của Quảng Ninh, vì vậy, cần có những chính sách đặc biệt liên quan đến chính sách thuế.Ông Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho hay năm 2024, tỉnh đã thu hút 2 tỉ USD vốn đầu tư quy đổi. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh đã được Thủ tướng chấp thuận 4 khu công nghiệp với diện tích trên 860 ha, sẽ tạo thêm không gian mới cho tỉnh thu hút đầu tư vào cuối năm 2025 và những năm tiếp theo.Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 13,6% trong năm 2025, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch, kịch bản tăng trưởng từng quý.Bắc Giang có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua rất gần với tuyến đường sắt đô thị Hà Nội. Tỉnh đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo nghiên cứu sớm đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn trong giai đoạn 2025 - 2030 và tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang cũng như các tỉnh lân cận được đầu tư hệ thống đường sắt đô thị kết nối với hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội.Bàn phím ảo gõ tiếng Trung Quốc tồn tại lỗ hổng nguy hiểm
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Nhớ mùa hoa tết quê tôi
Đấu trường có ý nghĩa quan trọng với đội tuyển Việt Nam trong năm 2025 là vòng loại Asian Cup 2027. Tại sân chơi này, mục tiêu của đội bóng do HLV Kim Sang-sik dẫn dắt chắc chắn là giành ngôi nhất bảng để góp mặt tại vòng chung kết. Theo đó, đội bóng sao vàng nằm ở bảng F với Malaysia, Nepal và Lào.Được biết, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ban huấn luyện dự kiến sẽ triệu tập đội tuyển ngay sau khi vòng 16 V-League kết thúc (dự kiến giữa tháng 3). Ngoài ra, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sân chơi châu lục, đội tuyển Việt Nam được tạo điều kiện thi đấu giao hữu với đội tuyển Myanmar vào ngày 20.3. Đây là trận đấu “khai xuân” Ất Tỵ của thầy trò ông Kim, và việc lựa chọn Myanmar để đấu cọ xát được đánh giá là chọn hợp lý, cho nhiều mục đích khác nhau của đội tuyển Việt Nam vào lúc này.Vào lúc này, HLV Kim Sang-sik có lẽ đang lên ý tưởng về kế hoạch nhân sự đội tuyển Việt Nam. Dấu hỏi được đặt ra là những gương mặt sẽ xuất hiện trên hàng tấn công, trong bối cảnh các tiền đạo trụ cột gặp chấn thương hoặc không có phong độ tốt. Nguyễn Xuân Son chắc chắn sẽ vắng mặt, khi chân sút nhập tịch được chẩn đoán cần khoảng 9 tháng để bình phục hoàn toàn và trở lại sân cỏ. Nguyễn Văn Toàn cũng gặp chấn thương từ AFF Cup 2024 và vẫn chưa biết chính xác ngày tái xuất. Nếu kịp trở lại trước ngày đội tuyển Việt Nam hội quân, thì cựu tiền đạo HAGL cũng chưa chắc đạt thể trạng và phong độ tốt nhất.Bên cạnh những cái tên quen thuộc, HLV Kim Sang-sik sẽ phải đi tìm những nhân tố mới. Đồng thời, cơ hội cũng sẽ mở ra với những gương mặt kỳ cựu, từng có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển Việt Nam trước đây. Với thực trạng như thế, cái tên Nguyễn Công Phượng bỗng trở nên sáng giá, có khả năng sẽ được tái xuất trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Đề tài Công Phượng trở lại khoác áo đội tuyển Việt Nam vốn đã nhận được sự quan tâm lớn từ người hâm mộ trước khi AFF Cup 2024 khởi tranh. Việc HLV Kim Sang-sik không triệu tập chân sút xứ Nghệ tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bởi tại giải hạng nhất quốc gia giai đoạn cuối năm 2024, Công Phượng có phong độ cao khi liên tục “nổ súng” trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước. Trước AFF Cup 2024, tiền đạo sinh năm 1995 đóng góp đến 5 pha lập công trên mọi đấu trường. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik khi đó đã sở hữu đủ trong tay bộ khung mình cần, và ông có cái lý riêng khi không gọi Công Phượng. Nhưng giờ thì khác, cánh cửa thực sự đã mở ra rộng hơn với cựu sao HAGL.Quyết định cuối cùng về nhân sự của đội tuyển Việt Nam vẫn thuộc về HLV Kim Sang-sik. Còn với bản thân Công Phượng, anh cần phải duy trì được phong độ, thậm chí là thể hiện màn trình diễn tốt hơn trong thời gian tới để ghi điểm với “thuyền trưởng” của đội tuyển Việt Nam. Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cho đến lúc đội tuyển Việt Nam hội quân (dự kiến giữa tháng 3.2025), Công Phượng trước mắt vẫn còn 4 trận đấu để trổ tài trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước tại giải hạng nhất.Lịch thi đấu đội tuyển Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3.2025Việt Nam - Lào: Ngày 25.3, sân vận động Bình Dương
Trang bị tính năng, tiện nghi là điểm mạnh nhất của Toyota Yaris Cross. Đáng chú ý có hệ thống cửa sổ trời toàn cảnh, sạc không dây, màn hình giải trí 10,1 inch, ghế lái chỉnh điện 8 hướng, đèn trang trí nội thất, phanh tay điện tử, giữ phanh tự động, mở cốp rảnh tay...
Hồng Diễm nhảy 'cực cháy' trong Gặp gỡ diễn viên truyền hình 2024
Chiều nay (20.2), HĐND TP.HCM khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Ngoài việc xem xét các tờ trình của UBND và thông qua các dự thảo nghị quyết, kỳ họp HĐND TP.HCM lần này tập trung vào công tác nhân sự. Dự kiến, các đại biểu sẽ bầu Chủ tịch UBND TP.HCM và một số chức danh khác thuộc bộ máy chính quyền TP.HCM.Trước đó, vào ngày 18.2, Quốc hội đã bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội khóa 15.Đến chiều 19.2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định, phân công ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Được tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP.HCM; giới thiệu để bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.Khi phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Được cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng giao trọng trách mới. Ông nhìn nhận đây vừa là vinh dự lớn, vừa là trách nhiệm nặng nề.Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định sẽ cùng tập thể lãnh đạo đoàn kết, vượt qua thử thách để đưa thành phố phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số.Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng cho biết ông Nguyễn Văn Được xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo bài bản và từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng.Ông Được là một cán bộ gương mẫu, sống chân thành, gần gũi với đồng chí, đồng nghiệp và người dân, đồng thời đã trải qua nhiều thử thách trong quá trình công tác.Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng nhấn mạnh rằng việc nhận nhiệm vụ mới là một vinh dự lớn, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với ông Nguyễn Văn Được. Đây cũng là cơ hội để ông Được phát huy năng lực, sở trường và đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM.Về quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Được (57 tuổi, quê tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị.Sự nghiệp của ông Nguyễn Văn Được gắn liền với nhiều vị trí quan trọng tại tỉnh Long An. Từ năm 1993 đến 2006, ông công tác tại Ban Quản lý ruộng đất tỉnh Long An. Sau đó, ông giữ các chức vụ như Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (2006 - 2007), Trưởng phòng TN-MT H.Thạnh Hóa (2007 - 2009), Phó giám đốc rồi Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An (2009 - 2013).Từ tháng 4.2013, ông làm Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh rồi sau đó làm Phó chủ tịch UBND tỉnh (2016 - 2019), Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy (2019 - 2020) và Bí thư Tỉnh ủy Long An từ tháng 10.2020.Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Được còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐND tỉnh Long An từ năm 2020. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng diễn ra vào ngày 30.1.2021, ông được bầu Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, nhiệm kỳ 2021 - 2026.